Sóng Elliott là công cụ đắc lực trong phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán nhằm dự báo xu hướng thị trường dựa trên tâm lý của nhà đầu tư, được nhiều nhà đầu tư và trader áp dụng.
I. Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên mô hình giá qua các phiên giao dịch. Nguyên lý sóng Elliott được áp dụng vào phân tích nhiều thị trường tài chính khác nhau, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở thị trường chứng khoán.
Lý thuyết này dựa trên việc thống kê, quan sát và phân tích dữ liệu lịch sử thị trường chứng khoán trong nhiều năm và rút ra nhận định rằng thị trường có mô hình sóng mang tính chu kỳ, lặp đi lặp lại.
Nguyên lý sóng Elliott được diễn giải là hành vi ứng xử của các nhóm nhà đầu tư, sự thay đổi tâm lý của đám đông giữa bi quan và lạc quan tạo thành các mô hình dạng sóng.
Hiện tượng này thể hiện rõ ràng nhất dưới dạng biến động giá và khối lượng giao dịch. Elliott đã phân biệt 11 mô hình sóng với tên và mô hình đồ thị cụ thể.
Nhà đầu tư, trader có thể dùng Elliott Wave Theory như một công cụ để phân tích và xác định chu kỳ, dự báo xu hướng của thị trường.
Mặc dù phương pháp này không quá phổ biến, nhưng chỉ cần nắm vững lý thuyết, bạn sẽ có một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa theo tâm lý nhà đầu tư khá hiệu quả.
II. Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott – Elliott Wave Theory
Lý thuyết sóng Elliott – Elliott Wave Theory (EWT) được đặt theo tên của Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948) – một kế toán viên chuyên nghiệp tìm ra sau khi ông phát hiện ra nguyên lý xã hội cơ bản và phát triển các công cụ phân tích thị trường vào những năm 1930.
Sau khi Elliott qua đời, các nhà phân tích kỹ thuật thị trường, các chuyên gia tài chính tiếp tục sử dụng các nguyên lý sóng để cung cấp dự báo cho các nhà đầu tư.
Ralph Nelson Elliott là người đầu tiên sáng tạo mô hình sóng Elliott
Charles Collins, người đã công bố “Nguyên lý sóng” của Elliott và giúp giới thiệu lý thuyết của Elliott cho Phố Wall đã xếp hạng đóng góp của Elliott cho phân tích kỹ thuật chứng khoán thuộc cùng cấp độ với Charles Dow.
Trong những năm từ 1950 – 1960, Hamilton Bolton – người sáng lập của The Bank Credit Analyst đã cung cấp lý thuyết phân tích sóng đến đông đảo độc giả. Ông cũng giới thiệu nguyên lý sóng Elliott cho AJ Frost, người cung cấp bài bình luận tài chính hàng tuần trên Mạng Tin tức tài chính. Frost và Robert Prechter được xem là đồng tác giả của Elliott Wave Principle do đã hoàn thiện lý thuyết dựa trên nguyên lý do Elliott tìm ra.
III. Đặc điểm cơ bản của sóng Elliott
Theo các nhà phân tích, sóng Elliott có 2 đặc điểm chính là: Phản ánh tâm lý của đám đông đầu tư và có tính chu kỳ. Nhà đầu tư nắm rõ hình mẫu 5 sóng và 3 sóng, vận dụng vào nhận biết sóng để có được phân tích hiệu quả. (Các định nghĩa giả định một thị trường bò, với thị trường gấu sẽ áp dụng ngược lại).
1. Sóng động lực (Impulse wave) – xu hướng chi phối
Trong mô hình sóng động lực sẽ chia thành 5 sóng nhỏ:
SÓNG CHỦ 1
Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị trường con gấu (suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm yết vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị trường suy thoái. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này
SÓNG CHỦ 2
Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vân chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thường nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.
SÓNG CHỦ 3
Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1
SÓNG CHỦ 4
Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot
SÓNG CHỦ 5
Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn, tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hưởng.
2. Sóng điều chỉnh (Corrective wave) – xu hướng điều chỉnh
Sóng điều chỉnh gồm có 3 sóng nhỏ:
SÓNG ĐIỀU CHỈNH A
Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thể bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A
SÓNG ĐIỀU CHỈNH B
Già tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đô thị Đầu và Vai ngược. Khôi lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực
SÓNG ĐIỀU CHỈNH C
Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618
VI. Quy tắc hoạt động của sóng Elliott
Theo lý thuyết sóng Elliott, thị trường chứng khoán thường diễn biến theo xu hướng mô hình 5 sóng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 5 sóng hoặc 3 sóng trước khi bắt đầu một xu hướng chủ đạo của chu kỳ tiếp theo..
Các sóng chủ đạo được đánh dấu lần lượt theo thứ tự sóng 1-2-3-4-5. Sóng điều chỉnh được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E)
Mô hình cấu trúc sóng Elliott cơ bản với sóng chủ đạo và điều chỉnh
Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ đạo có thể xen kẽ với sóng điều chỉnh trong mọi cấp độ của xu hướng và mọi quy mô thời gian. Sóng chủ đạo gồm 5 sóng cấp dưới và chuyển động cùng hướng với sóng cấp cao hơn. Sóng điều chỉnh luôn gồm 3 sóng cấp dưới và chuyển động ngược hướng với sóng cấp cao hơn.
V. Các mô hình sóng Elliott hiện đại
Trong thực tế, cấu trúc sóng Elliott khá phức tạp và chia thành nhiều dạng. Mỗi sóng động lực có 5 sóng nhỏ, mỗi sóng điều chỉnh lại có 3 sóng nhỏ, như vậy số lượng dạng mô hình sóng Elliott là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, các mô hình sóng phổ biến sau được quan tâm nhất:
1. Các mô hình của sóng động lực
Sóng động lực gồm có 3 mô hình phổ biến sau:
Extension – Mô hình sóng Elliott mở rộng
Sóng 1, 3 hoặc 5 đều có khả năng mở rộng nhiều lần và hình thành nhiều mẫu hình sóng hơn nữa, tuy nhiên chỉ duy nhất 1 sóng được mở rộng, thường là sóng 3. Hầu hết sóng 1 và sóng 5 sẽ tuân theo nguyên tắc của cấu trúc cơ bản và có xu hướng cân bằng.
Mẫu hình sóng mở rộng có cấu trúc theo sóng động lực, nếu mở rộng sóng 3 một lần thì sẽ có 9 sóng, mở rộng sóng 3 hai lần thì tổng số là 13 sóng…
Diagonal Triangle – Mô hình sóng tam giác chéo
Điểm đặc trưng của mẫu hình này là khi nối các đỉnh và đáy của các bước sóng để vẽ đường xu hướng thì tạo thành hình tam giác. Có 2 dạng tam giác khác nhau:
– Leading Diagonal Triangle: Cấu trúc sóng 5-3-5-3-5
– Ending Diagonal Triangle: 3-3-3-3-3
Trong đó sóng 1, 3 và 5 sẽ theo dạng zigzag, sóng 2 và 4 không theo mẫu cụ thể nào, sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
Failed 5th – Sóng thất bại – Mẫu hình cụt sóng 5
Mặc dù có cấu trúc của mô hình sóng động lực nhưng sóng 5 không vượt qua sóng 3 hoặc vượt qua không đáng kể. Các sóng còn lại tuân theo cấu trúc cơ bản của mô hình sóng động lực.
2. Các mô hình của sóng điều chỉnh phổ biến
Sóng ZIGZAG
Cấu trúc của sóng ZIGZAG thường có dạng 5-3-5. ZIGZAG chủ yếu xuất hiện ở sóng thứ 2. trường hợp sóng 2 đi ngang (sideways) thì ZIGZAG có thể xuất hiện ở sóng thứ 4 theo quy luật hoán đổi (Alternation).
Mô hình sóng ZIGZAG
Sóng FLAT – Sóng phẳng
Mô hình sóng FLAT diễn biến theo cấu trúc 3-3-5 với 3 dạng phổ biến là: Expanded FLAT, Regular FLAT và Running FLAT.
Xét trong toàn bộ chu trình, FLAT thường xuất hiện ở sóng thứ 2-4 và các sóng A-B-C.
Sóng TRIANGLE – Sóng tam giác
Mô hình sóng tam giác có cấu trúc 3-3-3-3-3. Trong chuỗi 5 sóng thì TRIANGLE thường xuất hiện ở sóng 4 hoặc có khi xuất hiện trong chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C.
VI. Quy tắc hoạt động của sóng Elliott
Nguyên lý sóng Elliott thừa nhận tâm lý đám đông hay tâm lý đầu tư tập thể, cảm xúc nhà đầu tư chuyển từ lạc quan sang bi quan và ngược lại theo các trình tự tự nhiên. Sự thay đổi tâm lý này tạo ra các hình mẫu thể hiện ở biến động giá trên thị trường ở mọi cấp độ xu hướng hoặc quy mô thời gian.
Các mô hình sóng đều tuân theo quy tắc sau:
- Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1.
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
- Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1
- Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1.
- Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chinh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại
- Sau 5 sóng đấy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó
Những quy tắc này giúp nhà đầu tư đánh giá một cách chính xác hơn các sóng trong thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết sóng Elliott cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, do đó các nhà đầu tư cần phải tập trung nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng để sử dụng lý thuyết này một cách hiệu quả.
VII. Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Elliott đã phát triển mô hình sóng trước khi ông nhận thấy nó phản ánh chuỗi Fibonacci, vì thế ông đã đưa ra kết luận rằng “Các chuỗi tổng thể Fibonacci là cơ sở của Nguyên lý Sóng”
Theo ông, các số từ dãy Fibonacci xuất hiện nhiều lần trong các cấu trúc sóng, người phân tích có thể dùng tỷ lệ vàng trong Fibonacci để thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cho các sóng thị trường.
Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn chưa có được sự nhất trí từ các nhà chuyên môn về phân tích thị trường chứng khoán.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG: Mrs. Bích Thủy
Hotline (Zalo) : 0904 359 559
Tham khảo thêm các tài nguyên hữu ích:
Nhận tín hiệu giao dịch miễn phí:
👉 Nhận ngay tại đây
👉 Nhận ngay tại đây
Xem phân tích thị trường mới nhất:
👉 Tham gia nhóm Telegram
Dùng thử robot giao dịch thông minh:
👉 Trải nghiệm ngay
Mở tài khoản giao dịch ngay hôm nay – Nhận Ưu Đãi Đặc Biệt
✅ Phí chênh lệch thấp
✅ Hỗ trợ nạp/rút nhanh chóng
✅ Tư vấn 1:1 từ chuyên gia
👉 Đăng ký tài khoản thật
👉 Trải nghiệm tài khoản demo
Tag : Đầu tư Forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.